Văn hóa Malaysia

Malaysia là một xã hội đa dân tộc, đa văn hóa và đa ngôn ngữ. Văn hóa ban đầu của khu vực bắt nguồn từ các bộ lạc bản địa, cùng với những người Mã Lai nhập cư sau đó. Văn hóa Malaysia tồn tại các ảnh hưởng đáng kể từ văn hóa Trung Quốcvăn hóa Ấn Độ, bắt nguồn từ khi xuất hiện ngoại thương. Các ảnh hưởng văn hóa khác đến từ văn hóa Ba Tư, Ả Rập và Anh Quốc. Do cấu trúc của chính phủ, cộng thêm thuyết khế ước xã hội, có sự đồng hóa văn hóa tối thiểu đối với các dân tộc thiểu số.[157]

Năm 1971, chính phủ ban hành một "Chính sách văn hóa quốc gia", xác định văn hóa Malaysia. Theo đó, văn hóa Malaysia phải dựa trên các dân tộc bản địa của Malaysia, có thể dung nạp các yếu tố phù hợp từ các văn hóa khác, và rằng Hồi giáo phải đóng một vai trò trong đó.[158] Nó cũng thúc đẩy tiếng Mã Lai ở cao hơn các ngôn ngữ khác.[159] Sự can thiệp này của chính phủ vào văn hóa khiến các dân tộc phi Mã Lai bất bình và cảm thấy quyền tự do văn hóa của họ bị giảm đi. Các hiệp hội của người Hoa và người Ấn đều đệ trình các bị vong lục lên chính phủ, buộc tội chính phủ chế định một chính sách văn hóa phi dân chủ.[158]

Tồn tại một số tranh chấp văn hóa giữa Malaysia và các quốc gia láng giềng, đặc biệt là Indonesia. Hai quốc gia có một di sản văn hóa tương đồng, có chung nhiều truyền thống và hạng mục. Tuy nhiên, diễn ra tranh chấp về nhiều điều, từ các món ăn cho đến quốc ca của Malaysia. Tại Indonesia có cảm tình mạnh mẽ về việc bảo vệ di sản văn hóa quốc gia.[160] Chính phủ Malaysia và chính phủ Indonesia có sự tiếp xúc nhằm xoa dịu một số căng thẳng bắt nguồn từ trùng lặp văn hóa.[161] Tình cảm này không phải là mạnh tại Malaysia, tại đây hầu hết đều công nhận nhiều giá trị văn hóa là của chung.[160]

Nghệ thuật truyền thống Malaysia chủ yếu tập trung quanh các lĩnh vực chạm khắc, dệt và bạc.[162] Nghệ thuật truyền thống có phạm vi từ những giỏ đan thủ công tại vùng nông thôn cho đến ngân sức của các triều đình Mã Lai. Các đồ nghệ thuật phổ biến vao gồm dao găm (kris) trang sức, bộ giã hạt cau, vải dệt batiksongket. Người bản địa tại Đông Malaysia nổi tiếng với các mặt nạ bằng gỗ.[70] Mỗi dân tộc có nghệ thuật trình diễn riêng biệt, có ít sự trùng lặp giữa họ. Tuy nhiên, nghệ thuật Mã Lai thể hiện một số ảnh hưởng của Bắc Ấn Độ do ảnh hưởng lịch sử của Ấn Độ.[163]

Nghệ thuật âm nhạc và trình diễn Mã Lai có vẻ như bắt nguồn từ khu vực Kelantan-Pattani với các ảnh hưởng từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia. Âm nhạc dựa trên các nhạc cụ gõ,[163] quan trọng nhất trong đó là gendang (trống). Có ít nhất 14 loại trống truyền thống.[164] Trống và các nhạc cụ gõ truyền thống khác thường được làm từ các vật liệu tự nhiên.[164] Âm nhạc về mặt truyền thống được sử dụng để phục vụ cho kể chuyện, các sự kiện kỷ niệm vòng đời, và các dịp như vụ gặt.[163] Nó từng được sử dụng làm một hình thức truyền thông đường dài.[164] Tại Đông Malaysia, các bộ nhạc cụ bắt nguồn từ cồng như agungkulintang được sử dụng phổ biến trong các dịp lễ như tang lễ và hôn lễ.[165] Các bộ nhạc cụ này cũng phổ biến tại các khu vực lân cận như tại Mindanao tại Philippines, Kalimantan tại Indonesia, và Brunei.[165]

Quốc ẩm và quốc thái của Malaysia.[166][167]

Malaysia mạnh về truyền thống truyền miệng, loại hình này tồn tại từ trước khi văn bản xuất hiện tại khu vực, và tiếp tục tồn tại cho đến nay. Mỗi vương quốc hồi giáo Mã Lai hình thành các truyền thống văn học riêng, có ảnh hưởng từ các câu chuyện truyền miệng có từ trước và các câu chuyện đến cùng với Hồi giáo.[168] Tác phẩm văn học Mã Lai đầu tiên được viết bằng chữ Ả Rập. Bản văn Mã Lai đầu tiên được biết đến được khắc trên đá Terengganu, thực hiện vào năm 1303.[70] Văn học Trung Quốc và Ấn Độ trở nên phổ biến khi số người nói các ngôn ngữ này tăng lên tại Malaysia, và các tác phẩm xuất bản bản địa dựa trên ngôn ngữ từ các khu vực này bắt đầu được xuất bản vào thế kỷ XIX.[168] Tiếng Anh cũng trở thành một ngôn ngữ văn học phổ biến.[70] Năm 1971, chính phủ tiến hành bước đi nhằm hạn chế văn học bằng các ngôn ngữ khác. Văn học viết bằng tiếng Mã Lai được gọi là "văn học quốc gia của Malaysia", văn học bằng các ngôn ngữ bumiputera khác được gọi là "văn học khu vực", trong khi văn học viết bằng các ngôn ngữ khác được gọi là "văn học tầng lớp".[159] Thơ Mã Lai có sự phát triển ở mức độ cao, sử dụng nhiều thể thơ, trong đó phổ biến là Hikayat, và pantun được truyền bá từ tiếng Mã Lai sang các ngôn ngữ khác.[168]

Ẩm thực của Malaysia phản ánh đặc điểm đa dân tộc của quốc gia.[169] Nhiều nền văn hóa đến từ bên trong quốc gia và các khu vực xung quanh có ảnh hưởng lớn đến với ẩm thực Malaysia. Phần lớn ảnh hưởng đến từ văn hóa Mã Lai, Trung Hoa, Ấn Độ, Thái Lan, Java, và Sumatra,[70] phần lớn là do quốc gia là một phần của con đường hương liệu cổ đại.[170] Ẩm thực Malaysia rất tương đồng với ẩm thực Singapore và Brunei,[171] và cũng mang các đặc điểm tương tự với ẩm thực Philippines.[70] Các bang khác nhau có sự biến đổi về món ăn.[171]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Malaysia http://www.une.edu.au/asiacentre/PDF/No22.pdf http://se-asia.commemoration.gov.au/background-to-... http://www.dfat.gov.au/geo/malaysia/malaysia_brief... http://www.environment.gov.au/soe/2001/publication... http://www.bt.com.bn/2013/05/16/asean-bid-2034-fif... http://books.google.ca/books?id=Yy8V7K0jwsgC&lpg=P... http://www.fih.ch/files/Sport/World%20Ranking/FIH%... http://english.peopledaily.com.cn/90001/90777/9085... http://my.88db.com/Sports-Fitness/Club-Association... http://www.antaranews.com/en/news/1284390436/indon...